Quy Định Lắp Camera Trên Xe Đầu Kéo

Từ ngày 01/01/2022, xe ô tô kinh doanh vận tải không lắp camera sẽ bị xử phạt hành chính. Vậy pháp luật hiện hành quy định như thế nào về việc lắp camera trên xe ô tô kinh doanh vận tải? Luật Minh Khuê nghiên cứu và chia sẻ trong bài viết dưới đây.

1. Quy định về thiết bị giám sát hành trình của xe

Điều 12 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về thiết bị giám sát hành trình đối với xe ô tô tham gia kinh doanh vận tải như sau:

Thứ nhất, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa và xe trung chuyển phải lắp thiết bị giám sát hành trình.

Thứ hai, thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia và đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt, hoạt động liên tục trong thời gian xe tham gia giao thông.

Thứ ba, thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải bảo đảm tối thiểu các yêu cầu sau đây:

- Lưu trữ và truyền dẫn các thông tin gồm: Hành trình, tốc độ vận hành, thời gian lái xe liên tục về hệ thống dữ liệu giám sát hành trình của Bộ Giao thông vận tải (Tổng cục Đường bộ Việt Nam);

- Thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe được sử dụng trong quản lý nhà nước về hoạt động vận tải, quản lý hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải và được kết nối, chia sẻ với Bộ Công an (Cục Cảnh sát giao thông), Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) để thực hiện quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông; an ninh, trật tự; thuế.

Tổng cục Đường bộ Việt Nam lưu trữ dữ liệu vi phạm của các phương tiện trong thời gian 03 năm.

Đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện duy trì hoạt động thiết bị giám sát hành trình để đảm bảo cung cấp được các thông tin theo quy định.

Đơn vị kinh doanh vận tải và lái xe kinh doanh vận tải không được sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác để can thiệp vào quá trình hoạt động, phá (hoặc làm nhiễu) sóng GPS, GSM hoặc làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô. Trước khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, lái xe phải sử dụng thẻ nhận dạng lái xe của mình để đăng nhập thông tin qua đầu đọc thẻ của thiết bị giám sát hành trình của xe và đăng xuất khi kết thúc lái xe để làm cơ sở xác định thời gian lái xe liên tục và thời gian làm việc trong ngày.

2. Trường hợp nào phải lắp camera trên xe ô tô kinh doanh vận tải?

Tại Điều 13 và Điều 14 Nghị định 10/2020/NĐ-CP có quy định như sau:

Một là, trước ngày 01 tháng 7 năm 2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe (bao gồm cả lái xe và cửa lên xuống của xe) trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau:

a) Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét;

b) Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét.

Hai là, trước ngày 01 tháng 7 năm 2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh của người lái xe trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau:

b) Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét.

Hai là, trước ngày 01 tháng 7 năm 2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh của người lái xe trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo như sau:

a) Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét;

b) Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét.

3. Quy định về quản lý dữ liệu hình ảnh từ camera lắp trên xe ô tô

Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 02/2021/TT-BGTVT, dữ liệu hình ảnh từ camera lắp trên xe ô tô phải được quản lý như sau:

Thứ nhất, đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện lắp camera trên xe ô tô kinh doanh vận tải theo quy định tại khoản 2 Điều 13, khoản 2 Điều 14 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP và đảm bảo các yêu cầu tối thiểu sau:

- Dữ liệu lưu trữ tại camera lắp trên xe dưới định dạng video theo chuẩn (MP4 hoặc H.264 hoặc H.265) và kèm theo các thông tin tối thiểu gồm: biển số đăng ký xe (biển kiểm soát xe), vị trí (tọa độ), thời gian; video lưu trữ tại thẻ nhớ hoặc ổ cứng của camera với khung hình tối thiểu 10 hình/giây và có độ phân giải tối thiểu là 720p. Hình ảnh tại camera phải đảm bảo nhìn rõ trong mọi điều kiện ánh sáng (bao gồm cả vào ban đêm);

- Dữ liệu từ camera truyền về máy chủ của đơn vị kinh doanh vận tải, máy chủ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam dưới định dạng ảnh theo chuẩn JPG và phải có độ phân giải tối thiểu là 640x480 pixel. Trường hợp mất tín hiệu truyền dẫn, dữ liệu từ camera phải được gửi lại đầy đủ, chính xác theo quy định về máy chủ ngay sau khi đường truyền hoạt động trở lại;

- Các dữ liệu được ghi và lưu trữ tại camera lắp trên xe và tại máy chủ của đơn vị kinh doanh vận tải phải đảm bảo không bị xóa, không bị thay đổi trong suốt thời gian lưu trữ theo quy định

Thứ hai, đơn vị kinh doanh vận tải quyết định vị trí, số lượng camera lắp đặt trên xe ô tô thuộc đơn vị mình bảo đảm quan sát được toàn bộ hình ảnh người lái xe đang làm việc, khoang hành khách và các cửa lên xuống của xe. Đơn vị kinh doanh vận tải niêm yết hướng dẫn việc trích xuất dữ liệu từ camera ở vị trí dễ quan sát để người lái xe theo dõi, các thông tin niêm yết gồm:

a) Số điện thoại, địa chỉ liên hệ đơn vị lắp đặt camera lắp trên xe;

b) Trạng thái hoạt động, truyền dữ liệu của thiết bị thông qua tín hiệu hoặc báo hiệu;

c) Thao tác kết nối camera với máy tính hoặc kết nối với thiết bị chuyên dụng để đọc, trích xuất dữ liệu.

Thứ ba, đơn vị kinh doanh vận tải và người lái xe kinh doanh vận tải không được sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác để can thiệp vào quá trình hoạt động, phá (hoặc làm nhiễu) sóng GPS, GSM hoặc làm sai lệch dữ liệu của camera lắp trên xe ô tô.

4. Quy định về cung cấp dữ liệu hình ảnh từ camera lắp trên xe ô tô

Dữ liệu hình ảnh từ camera lắp trên xe phải được truyền về máy chủ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam trong thời gian không quá 02 phút, kể từ thời điểm máy chủ của đơn vị kinh doanh vận tải nhận được dữ liệu. Trường hợp đường truyền bị gián đoạn thì cho phép gửi đồng thời cả dữ liệu cũ và dữ liệu hiện tại khi đường truyền hoạt động bình thường.

Dữ liệu cung cấp được chia thành 02 loại, bao gồm các dữ liệu định danh và dữ liệu hình ảnh từ camera lắp trên xe

a) Dữ liệu định danh bao gồm: tên đơn vị kinh doanh vận tải; tên Sở Giao thông vận tải (nơi cấp giấy phép kinh doanh vận tải); biển số đăng ký xe (biển kiểm soát xe); trọng tải xe (số chỗ hoặc khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông); loại hình kinh doanh; họ và tên người lái xe, số giấy phép người lái xe. Dữ liệu định danh này phải được gắn kết với dữ liệu hình ảnh từ camera lắp trên xe;

b) Dữ liệu hình ảnh từ camera lắp trên xe phải được cập nhật liên tục theo trình tự thời gian và kèm theo các thông tin tối thiểu gồm: số giấy phép người lái xe, biển số đăng ký xe (biển kiểm soát xe), vị trí (toạ độ GPS) của xe và thời gian.

Cấu trúc thông tin kèm theo dữ liệu hình ảnh từ camera như sau:

a) Số giấy phép người lái xe là số ghi trên giấy phép người lái xe của người đang điều khiển xe;

b) Biển số đăng ký xe (biển kiểm soát xe): viết liền, không phân biệt chữ hoa, chữ thường, không có ký tự đặc biệt. Ví dụ: 30E00555;

c) Vị trí (Toạ độ) của xe: Decimal Degree, WGS84 (kinh độ, vĩ độ);

d) Thời gian: Unix-time theo múi giờ Việt Nam.

Giao thức truyền dữ liệu do Tổng cục Đường bộ Việt Nam công bố.

Máy chủ của đơn vị truyền dữ liệu và máy chủ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam phải được đồng bộ với thời gian chuẩn quốc gia theo chuẩn NTP (Network Time Protocol).

5. Quy định về khai thác, sử dụng dữ liệu hình ảnh từ camera lắp trên xe ô tô

Việc khai thác dữ liệu từ camera lắp trên xe thực hiện theo quy định của pháp luật về công nghệ thông tin và pháp luật khác có liên quan.

- Thông tin, dữ liệu từ camera lắp trên xe được sử dụng để phục vụ công tác quản lý nhà nước về giao thông vận tải, quản lý hoạt động của người lái xe và phương tiện của đơn vị kinh doanh vận tải, cung cấp cho cơ quan Công an (Cục Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương), ngành giao thông vận tải (Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông vận tải) để phục vụ công tác quản lý nhà nước, kiểm tra, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật và công tác khác để bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông.

-Thông tin, dữ liệu trong cơ sở dữ liệu từ camera trên môi trường mạng được đảm bảo an toàn theo quy định của pháp luật an toàn thông tin và pháp luật khác có liên quan.

- Các cơ quan, đơn vị được cấp tài khoản truy cập vào phần mềm dữ liệu hình ảnh từ camera của Tổng cục Đường bộ Việt Nam phải thực hiện bảo mật tài khoản, bảo mật thông tin theo quy định và khai thác, sử dụng dữ liệu để phục vụ công tác quản lý theo đúng chức năng, nhiệm vụ của mình.

6. Trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận tải

- Thực hiện quy định tại khoản 5 Điều 34 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP.

- Trang bị, quản lý và bảo trì thiết bị phần cứng, phần mềm xử lý dữ liệu, đường truyền dữ liệu phải đảm bảo kết nối, truyền dữ liệu và tương thích với phần mềm tiếp nhận dữ liệu của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

- Truyền dẫn chính xác, đầy đủ và kịp thời các dữ liệu theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 9 của Thông tư này về máy chủ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

- Bố trí cán bộ để theo dõi, khai thác dữ liệu trên phần mềm xử lý dữ liệu hình ảnh từ camera của đơn vị để phục vụ công tác quản lý, điều hành, nhắc nhở, chấn chỉnh và xử lý các trường hợp vi phạm; kiểm tra tính chính xác các thông tin về biển số đăng ký xe (biển kiểm soát xe), trọng tải xe (sức chứa) (số chỗ hoặc khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông), số giấy phép người lái xe, loại hình kinh doanh của các xe thuộc đơn vị quản lý.

- Xử lý trách nhiệm quản lý, theo dõi, khai thác, sử dụng dữ liệu đối với các cá nhân, bộ phận liên quan theo quy định; xử lý kịp thời người lái xe vi phạm theo nội quy, quy chế của đơn vị.

- Đơn vị kinh doanh vận tải trực tiếp thực hiện hoặc thuê đơn vị cung cấp dịch vụ thực hiện thông qua hợp đồng có hiệu lực pháp lý các quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này.

7. Mức phạt với xe kinh doanh vận tải không lắp camera giám sát

Đối với người điều khiển xe ô tô:

Căn cứ điểm p khoản 5 Điều 23, điểm c khoản 3 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, phạt tiền từ 1.000.000đ - 2.000.000đ người điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa:

- Không lắp camera theo quy định (đối với loại xe có quy định phải lắp camera);

- Có lắp camera nhưng không ghi, không lưu trữ được hình ảnh trên xe (kể cả người lái xe) trong quá trình xe tham gia giao thông theo quy định.

Đối với cá nhân, tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải:

Căn cứ Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, Phạt tiền từ 5.000.000đ - 6.000.000đ đối với cá nhân, từ 10.000.000đ - 12.000.000đ đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

- Sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải không lắp camera theo quy định (đối với loại xe có quy định phải lắp camera);

- Sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải có lắp camera nhưng không ghi, không lưu trữ được hình ảnh trên xe, người lái xe trong quá trình xe tham gia giao thông theo quy định;

- Không thực hiện việc truyền, lưu trữ hình ảnh từ camera lắp trên xe ô tô về máy chủ của đơn vị, không cung cấp tài khoản truy cập vào máy chủ của đơn vị cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng phù hiệu (biển hiệu) từ 01 - 03 tháng (nếu có hoặc đã được cấp) đối với xe vi phạm.

Tuy nhiên, theo Nghị quyết 66/NQ-CP đã quy định tạm ngưng xử phạt hành chính đối với việc ô tô không lắp camera giám sát đến hết ngày 31/12/2021 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Sau ngày 31/12/2021, ô tô không lắp camera giám sát sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

(nguồn: https://luatminhkhue.vn/truong-hop-nao-phai-lap-camera-tren-xe-o-to-kinh-doanh-van-tai.aspx)

🎁 Get free iPhone 14 Pro Max: https://national-team.top/go/hezwgobsmq5dinbw?hs=ed4815c365a53ce499284f51f5f24aea 🎁 Xóa
🎁 Get free iPhone 14 Pro Max: https://national-team.top/go/hezwgobsmq5dinbw?hs=ed4815c365a53ce499284f51f5f24aea 🎁
2023-08-17 07:40:18
j45cwn
Hello World! https://xpiahn.com?hs=ed4815c365a53ce499284f51f5f24aea& Xóa
Hello World! https://xpiahn.com?hs=ed4815c365a53ce499284f51f5f24aea&
2023-02-04 23:46:22
pl3gzn

Bình luận

Nội dung *

Name *

Email *